Năng lượng tái sinh từ củi trấu viên

Mặc dù là sản phẩm mới xuất hiện vài năm nhưng củi trấu viên được người dùng đánh giá là loại chất đốt có tiềm năng kinh tế cao và giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là dạng năng lượng tái sinh, chi phí sản xuất thấp, dùng cho các lò hơi công nghiệp thay cho than đá, dầu DO, hoặc lò gas có công suất lớn tại các khu công nghiệp.

Củi trấu viên được một số doanh nghiệp ở Đồng Tháp sản xuất khoảng vài năm trở lại đây. Thời gian đầu, thấy được nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm củi trấu viên nên nhiều doanh nghiệp đã tự nghiên cứu, thiết kế máy móc và sản xuất. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên bước đầu các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình sản xuất như: năng suất thấp, ô nhiễm môi trường, giá thành sản phẩm còn cao…
Từ bài học của bản thân và nhiều cơ sở sản xuất trấu ép viên của địa phương, bà Bùi Thị Kiều chủ Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Thanh Bình (ấp Bình Hiệp B, xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò) nhận thấy cần phải đầu tư công nghệ và thay đổi phương thức sản xuất để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Đầu năm 2013, doanh nghiệp đầu tư hệ thống máy móc chuyên dụng với công suất khoảng 50 tấn trấu/ngày. Toàn bộ hệ thống sản xuất đều được vận hành bằng dây chuyền tự động từ khâu hút trấu thô vào bồn tới khi cho ra thành phẩm. Trấu được hút và đưa vào bồn chứa, sau đó bằm nhuyễn, qua hệ thống lọc bụi rồi chuyển đến máy nén với áp suất cao. Trấu nén thành viên tiếp tục được cho vào hệ thống làm lạnh để viên trấu trở nên cứng, khô, được đóng gói đưa vào sử dụng.
Theo đánh giá của doanh nghiệp, nhờ sử dụng hệ thống tự động này nên doanh nghiệp giảm được khoảng trên 70% chi phí lao động, do đó giá cả sản phẩm khá cạnh tranh so với trước. Song song đó, nhờ được nén chặt bằng áp suất cao nên khả năng tỏa nhiệt của củi trấu viên cao hơn nhiều so với củi trấu thô. Đây là điểm nổi bật giúp củi trấu viên cạnh tranh trên thị trường.
Hiện tại, DNTN Thanh Bình đang tiếp tục đầu tư thêm hệ thống sản xuất mới bao gồm: 3 máy nén và 3 máy bằm. Trong đó, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã hỗ trợ doanh nghiệp 70 triệu đồng cho chi phí đầu tư máy bằm trấu. Theo ước tính, chi phí mỗi máy bằm là 250 triệu đồng, công suất 3 tấn sản phẩm/giờ. Dự kiến sau khi hệ thống máy móc được lắp đặt hoàn thành, công suất nhà máy ước đạt 150 tấn trấu/ngày.
Với hệ thống máy móc được đầu tư hiện đại, sản phẩm củi trấu viên có nhiều ưu việt so với các sản phẩm cùng loại như: kích cỡ đồng đều, giá thành cạnh tranh, vận chuyển và tiêu thụ dễ dàng…
Bà Bùi Thị Kiều – chủ DNTN Thanh Bình cho biết, mặc dù ở tỉnh ta có nhiều điều kiện sản xuất củi trấu nhưng doanh nghiệp Thanh Bình vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Hiện tại, thị trường tiêu thụ chủ yếu của doanh nghiệp là Hàn Quốc, còn thị trường trong nước vẫn trong giai đoạn manh nha, chưa phát triển mạnh. Do đó, nếu thị trường Hàn Quốc ngừng nhập hàng thì doanh nghiệp xem như phá sản. Đây cũng chính là sự bị động khiến doanh nghiệp chưa dám mạnh tay đầu tư.

098.567.0193

Đồ gỗ nội thất thanh hóa, bàn ghế gỗ tại thanh hóa, giường ngủ đẹp thanh hóa, giường gỗ thanh hóa, bàn ghế ăn thanh hóa, tủ quần áo gỗ thanh hóa, sofa gỗ tại thanh hóa